Từ núi Phú Sĩ, cổng Torii, sushi, hạc trắng, v.v... Cùng lướt qua xem đất nước mặt trời mọc có gì thú vị? Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung. Đây là nước có dân số lớn thứ 10 thế giới với ước tính 128 triệu người. Dù dẫn đầu thế giới về khoa học, công nghệ và là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu, nhưng văn hoá truyền thống của người Nhật chẳng hề phai mờ mà còn vô cùng hấp dẫn đối với thế giới.
Núi Phú Sĩ Ngọn núi có đỉnh được phủ tuyết trắng này là một điểm sáng trên hồ
Yamanaka. Chắc chắn là bạn sẽ thấy quen bởi núi Phú Sĩ được chọn là biểu tượng của Nhật Bản mà.
Đây là ngọn núi lửa cao 3.776 m và lần phun trào gần đây nhất xảy ra từ 300 năm trước. Từ lâu, núi
Phú Sĩ là biểu tượng cho sự thanh bình và sức mạnh của quốc gia
Nhật Bản. Nếu trời không có mây, người ta có thể nhìn thấy đỉnh núi từ thủ đô
Tokyo, cách đó những 112 km!
Cổng Torii Mặt trời đang khuất sau ngọn núi và cổng
Torii tại
Miyajima rọi bóng xuống mặt nước. Đây là chiếc cổng
Torii nổi tiếng được xây dựng vào năm 1875 và là cổng lớn nhất
Nhật Bản (cao 16 m).
Theo truyền thống,
Torii được xây dựng ở lối vào các đền thờ
Shinto hay đền thờ
Thần Đạo. Tuy nhiên ở các đền thờ
Phật Giáo cũng có. Ở
Nhật Bản, những người làm ăn thành công thường quyên tặng xây dựng
Torii nhằm thể hiện lòng biết ơn. Chính vì vậy ở
Nhật có rất nhiều
Torii. Ví dụ đền thờ
Fushimi Inari ở
Kyoto có hàng ngàn
Torii như thế.
Ruộng lúa Ruộng bậc thang (giống như ở
Việt Nam) ngập nước lấp lánh với những đốm lửa người dân tạo ra.
Lúa đã được trồng ở
Nhật ít nhất là 2.000 năm và là thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống của người
Nhật. Địa hình đồi núi của quốc gia này đặc biệt thích hợp cho việc trồng trọt các loại cây cho hạt.
Hạc Nhật Bản Đây là loài sếu lớn nhất và hiếm thứ 2 trên thế giới. Tại
Nhật Bản, sếu được coi là biểu tượng của sự may mắn, trường thọ và tính trung thực. Loài sếu tuyệt đẹp này có một vệt dài màu đỏ trên đỉnh đầu. Số lượng hiện giờ của chúng là khoảng 1.500 con.
Tất cả Hạc Nhật Bản đều di cư, chỉ trừ một số ít tại Hokkaido. Chợ cá Dường như chợ cá Tsukiji tại Tokyo là một mê cung. Nơi đây bày bán tất cả các loại hải sản, từ lươn biển cho đến bạch tuộc – phản ánh nhu cầu đa dạng của người dân
Nhật Bản. Cá từ lâu đã là nguồn cung cấp
protein quan trọng trong bữa ăn của người dân đất nước mặt trời mọc.
Ẩm thực Ẩm thực
Nhật Bản rất phong phú và độc đáo, bao gồm
sushi, trà đạo và các món khác như bánh làm từ bột gạo.
Sushi là món ăn truyền thống làm từ cơm kết hợp với hải sản tươi sống hoặc chín, ăn cùng rau và gia vị (như
wasabi nếu là
sushi hải sản).
Trong khi đó,
Sashimi có thành phần chính là hải sản tươi sống.
Sashimi được cắt thành từng lát mỏng, ăn cùng nước chấm như xì dầu, tương, các gia vị như
wasabi, gừng và tía tô, bạc hà, củ cải trắng hoặc một số loại tảo biển. Khi đến nhà hàng
Sushi Daiwa trong chợ cá
Tsukiji,
Tokyo, nhiếp ảnh gia
Justin Guariglia bất ngờ: “
Tất cả mọi thứ đều rất tươi ngon … nhưng cũng rất tốn kém”!
Rừng trúc Hãy đến thăm công viên
Arashiyama ở phía tây
Kyoto, bạn sẽ có cảm tưởng mình đang tham gia bộ phim “
Thập diện mai phục”!
Được biết đến với khả năng “lớn nhanh như thổi” , trúc được sử dụng rất nhiều ở
Nhật Bản, đặc biệt là ở
Kyoto – nơi mà trúc được dùng làm rổ, sáo, ống dẫn, ghế, hàng rào … Thậm chí trúc còn dùng để làm búp bê và các đồ dùng cho nghi lễ trà đạo. Trúc đối với người Nhật cũng "đa zi năng" như tre của mình nhỉ? Làm được đủ mọi thứ vật dụng từ cây tre luôn!
Đèn lồng cá chép Chính xác thì đây là cá chép
Koi - biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của đàn ông
Nhật. Đèn lồng cá chép thường được treo vào ngày lễ
Koinobori dành cho các bé trai vào ngày 5 tháng 5 hàng năm.
Hoa anh đào Nhật Bản còn được thế giới biết đến với mĩ danh “đất nước hoa anh đào”. Người
Nhật thích trồng hoa anh đào trên khắp đất nước. Hoa anh đào tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn” nên được các
Samurai yêu thích. Nó tượng trưng cho “con đường chết” của họ. “
Sống và chết như hoa anh đào”.
Geisha Một Geisha với đôi môi ngậm chặt tượng trưng cho sự kính trọng. Nam giới thuộc tầng lớp thượng lưu tại
Nhật Bản giải trí với âm nhạc, múa hát và cả nói chuyện. Một
Geisha càng có giá trị khi họ càng xinh đẹp và học được càng nhiều kĩ năng. Các biểu tượng văn hoá nổi tiếng
Nhật Bản này đã biểu diễn những kĩ năng nghệ thuật truyền thống của họ trong hơn 250 năm.
Ngày nay, số lượng
Geisha tại Nhật đã giảm đi rất nhiều, khoảng dưới 1.000 người. Người ta hiếm khi nhìn thấy một
Geisha hay
Maiko (
Geisha học việc) ở
Nhật. Tuy nhiên, khi đến khu
Gion ở
Kyoto rất dễ nhìn thấy một
Maiko đang trên đường đến hoặc về từ một cuộc hẹn.
Hoa đỗ quyên Hoa đỗ quyên nở thành từng cụm, đầy màu sắc trong một khu vườn bên ngoài Tokyo. Nhật Bản nổi tiếng với nghệ thuật
bonsai, đôi khi họ coi đó như một vẻ đẹp tinh thần. Hoạt động tham quan các vườn thực vật là một hoạt động phổ biến.
Bánh gạo Bánh gạo hay còn gọi là Mochi, là món ăn yêu thích tại Nhật Bản đặc biệt trong năm mới. Loại bánh truyền thống này được làm để biếu người thân, trang trí trong nhà hoặc phục vụ cho hoạt động tại các đền chùa. Bánh gạo được làm từ bột, gạo nếp và nhân thường là đậu ngọt. Trong các siêu thị, bánh được bán rất nhiều và có thể ăn với súp.
Đèn lồng giấy Giấy của đèn lồng sẽ được trang trí bằng giấy màu cam sáng và viết chữ lên trên. Tiếng
Nhật thường sử dụng 15.000 ký tự chữ
Hán, được vay mượn từ
Trung Quốc. Các em nhỏ
Nhật Bản khi 7 tuổi sẽ phải “đối mặt” với sự phức tạp của ngôn ngữ.
Võ sĩ Sumô Đây là 2 võ sĩ Sumo trong một cuộc thi tổ chức tại Nagoya. Sau khi được nhận được sự bảo trợ của
Thiên Hoàng (
Hoàng đế Nhật Bản), môn thể thao truyền thống từ 1.500 năm trước này tiếp tục phát triển. Mỗi trận đấu
Sumo diễn ra trong thời gian ngắn nhưng có cường độ cao, hầu hết các trận đấu vòng cuối cùng kéo dài chưa đến 1 phút.
Lễ hội ở Hirosaki Một chiếc đèn lồng khổng lồ rực rỡ ánh đèn trong bầu trời đêm mùa hè. Chiếc đèn này được trưng bày trên sông trong thời gian lễ hội
Neputa ở
Hirosaki. Những chiếc phao được làm theo hình các chiến binh hoặc các con vật. Những lễ hội truyền thống này là một yếu tố văn hoá vô cùng quan trọng ở
Nhật Bản.
Lâu đài Himeji-Jo (lâu đài hạc trắng) Được
UNESCO công nhận là một trong những di sản của thế giới năm 1993,
Himeji-Jo là một trong những nguyên mẫu điển hình còn tồn tại của kiến trúc
Nhật Bản thời cận đại.
Xuất hiện từ đầu thế kỷ 17, các lâu đài trắng này được coi là báu vật quốc gia của Nhật Bản. Himeji cùng với
Matsumoto và
Kunamoto hợp thành cái gọi là “
Tam đại quốc bảo thành”. Trong 3 thành,
Himeji là nổi tiếng nhất.
Đánh bắt hải sản Độ tuổi của người lao động tham gia đánh bắt thuỷ sản tại
Nhật Bản đang tăng, trong khi thanh niên của nước công nghiệp này bị thu hút vào các hoạt động thương mại.
Mặc dù có bốn bề là biển, nhưng
Nhật Bản là nước nhập khẩu cá lớn nhất, với khoảng 18% tổng giá trị nhập khẩu cá của thế giới.
Rappongi Hills, Tokyo Một bức tường kỹ thuật số trong Rappongi Hills, khu mua sắm và vui chơi giải trí phức hợp tại Tokyo. Rappongi Hills còn bao gồm một sân vận động, các nhà hàng, nhà ở cao cấp và tháp
Mori – từ đây có thể nhìn thấy toàn bộ
Tokyo. Bảo tàng nghệ thuật và các triển lãm diễn ra ở đây khiến
Rappongi là một điểm đến văn hoá phổ biến.
Thuỷ cung Trong hình trên, đám đông đang chiêm ngưỡng một chú cá mập voi trong thuỷ cung
Churaumi ở
Okinawa, một phần của quần đảo
Ryukyu ở phía
Nam Nhật Bản.
Tại đây người ta có thể tìm thấy rất nhiều sinh vật biển đang hiện hữu ngoài khơi hòn đảo cận nhiệt đới này. Thuỷ cung
Churaumi là một trong bốn khu “
Blue Zones”, nơi ngưòi dân có thể đến và hưởng thụ cuộc sống của mình.
Đô thị hoá Bên ngoài khu Shibuya Station ở Tokyo, một đám đông người đi bộ qua một ngã tư đông đúc. Rất nhiều bảng, biển hiệu chói sáng và các biển báo bằng đèn neon.
Nhật Bản là nước có khu vực đô thị hoá lớn nhất hành tinh, với khoảng 36 triệu người.
Hiện đại hoá Có rất nhiều ga tàu điện ngầm tại Tokyo. Giới trẻ
Nhật Bản tự hào về cách ăn mặc độc đáo và thời trang của họ mặc dù đây là đất nước ngập tràn bởi quy tắc và lễ nghĩa.
Là một nước công nghiệp phát triển, nhưng trang phục truyền thống
Kimono vẫn giữ được vai trò quan trọng trong đời sống người dân
Nhật.